Khoai lang là một loại củ vô cùng dân dã và hiện có rất nhiều loại khác nhau như khoai lang vàng, khoai lang tím, khoai lang Nhật, … Thông thường, khoai được dùng để hấp hay để nấu chè là chính nhưng các món cháo từ khoai lang cũng hấp dẫn không kém. Các chị em nội trợ hãy thử 3 cách nấu cháo khoai lang được chia sẻ ngay bên dưới để có những món ăn ngon mê ly cho cả gia đình.
Khoai lang tốt cho sức khỏe như thế nào?
Trước khi đến với cách nấu cháo khoai lang cực kỳ đơn giản, bạn cần biết nguyên liệu này tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình thế nào. Có thể bạn chưa biết, chỉ trong 100g khoai lang được hấp thụ vào cơ thể là đã chứa một lượng lớn các chất gồm đường, chất xơ, protein, chất béo, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm, vitamin C, vitamin B, vitamin E, vitamin A, vitamin K, … Những hợp chất này có thể tạo nên nhiều lợi ích đối với sức khỏe như:
– Hỗ trợ tốt cho người đang bị bệnh tiểu đường với một lượng chất xơ ổn định. Khi người bệnh dùng các món ăn có nguyên liệu là khoai lang sẽ no lâu hơn. Đây là lý do mà phần lớn người bệnh tiểu đường sẽ cho khoai lang vào chế độ dinh dưỡng của mình.
– Những người mắc chứng tăng huyết áp cần một lượng kali và natri vừa đủ cho cơ thể. Và hai khoáng chất này đặc biệt đều có mặt trong khoai lang nên người cao huyết áp thường được khuyên dùng để tốt cho sức khỏe.
– Học cách nấu cháo khoai lang và các món ăn khác từ nguyên liệu này còn là cách để bạn giúp các thành viên trong gia đình phòng chống lại các chất gây ung thư. Bởi các loại protein từ khoai lang sẽ làm ức chế chất protease có khả năng làm chậm quá trình phát triển các tế bào gốc ung thư. Đặc biệt, là khoai lang tím làm hạn chế tối đa việc xuất hiện của căn bệnh ung thư đại tràng. Bạn cũng có thể kết hợp chế độ ăn uống có khoai lang với nho hoặc bông cải xanh, …
– Khoai lang giúp cải thiện các chức năng của hệ tiêu hóa. Đường ruột với sự tác động của các axit amin và các vitamin sẽ thúc đẩy nhanh chóng quá trình tiêu hóa. Các tình trạng khó tiêu, đầy bụng hoàn toàn bị đẩy lùi.
– Đối với trẻ nhỏ, các món ăn từ khoai lang là cách để mẹ giúp trẻ bổ sung một nguồn năng lượng dồi dào, tốt cho hệ tiêu hóa, cho sự phát triển mắt và thị giác. Đồng thời từng loại hoạt chất thích hợp với từng giai đoạn phát triển, trẻ sẽ được phát triển toàn diện hơn về thể chất cũng như về trí tuệ. Chính vì vậy, các công thức chế biến cho khoai lang như cách nấu cháo khoai lang, cách hấp khoai lang mềm giữ độ ngọt, … luôn được các mẹ bỉm sữa rất quan tâm.
Những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang
Khoai lang là một món ăn dễ chế biến, dễ sử dụng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số cách sử dụng khoai lang kết hợp với các nguyên liệu khác sai có thể gây ảnh hưởng ngược lại đối với sức khỏe. Chính vì vậy, các bà nội trợ hết sức lưu ý các điểm như sau:
Thứ nhất, có nhiều loại khoai khác nhau và mỗi loại có thêm những công dụng đặc trưng khác biệt. Chẳng hạn, nếu muốn cung cấp nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể thì bạn nên chọn khoai vàng. Hoặc nếu bạn muốn dùng với mục đích giải cảm có thể chọn khoai tím.
Thứ hai, khi sử dụng bạn có thể bỏ đi phần vỏ khoai lang hoặc không. Vì trong vỏ khoai cũng chứa đựng một số thành phần dinh dưỡng nhất định.
Thứ ba, để tránh đỡ ngán khi chế biến các món ăn từ khoai bạn nên kết hợp với các nguyên liệu có chứa nhiều đạm như thịt để các thành phần dinh dưỡng phối hợp tốt với nhau.
Thứ tư, dù khoai tốt cho hệ tiêu hóa nhưng nếu không được nấu, luộc, nướng chín thì lại gây tác dụng ngược lại là khiến người ăn bị đầy bụng.
3 cách nấu cháo khoai lang đặc biệt kết hợp với nguyên liệu khác
Các cách thứ chế biến cho khoai lang phổ biến là nướng, luộc hoặc nấu kèm trong một số món ăn. Nhưng để tạo nên sự đa dạng hơn cho các bữa ăn gia đình, bạn có thể tham khảo 3 cách nấu cháo khoai lang kết hợp với các loại nguyên liệu khác nhau. Những món ăn này không chỉ phù hợp với người lớn mà còn đặc biệt rất tốt cho trẻ nhỏ.
Chi tiết cách nấu cháo khoai lang với thịt gà
Như đã nêu trên về những lưu ý khi bạn dùng khoai lang để chế biến món ăn, sự kết hợp giữa khoai lang với thịt gà sẽ tạo nên một nguồn dinh dưỡng cực kỳ lợi ích từ cả hai nguyên liệu. Và chỉ trong 3 bước trong cách nấu cháo khoai lang bạn sẽ có ngay món cháo dinh dưỡng có thể dùng cho trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm.
Bước 1: Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cho món ăn trước khi nấu. Nguyên liệu khi nấu cháo khoai lang thịt gà vô cùng đơn giản chỉ gồm: 30 gam gạo loại ngon, một phần tư con gà, 1 củ khoai lang, 1 củ cải và các loại gia vị thông thường (muối, đường, bột ngọt). Phần nguyên liệu này không quá khó để mua được, nhưng bạn cần mua được nguyên liệu tươi ngon thì hương vị món ăn sẽ trọn vẹn hơn.
Bước 2: Bắt đầu sơ chế với khoai lang, mang khoai đi gọt bỏ vỏ, rửa sạch và cho vào một cái nồi hấp. Khi toàn bộ khoai được chín đều, bạn cho vào một chiếc tô và dùng muỗng để nghiền cho thật mịn. Tiếp đó, bạn rửa sạch thịt gà rồi luộc cùng một ít muối. Gà chín thì bạn để nguội rồi xé thành từng sớ thịt. Sau đó, bạn đem xay hết phần thịt này.
Bước 3: Gạo đem đi vo sạch qua 3 lần nước, chuẩn bị nồi nước trên bếp để nấu gạo cho thật nhừ. Để đảm bảo cháo khi hoàn thành món ăn thật mịn và hòa trộn đều với khoai thì bạn nên tán nhuyễn cháo sau khi chín.
Bước 4: Ở bước cuối cùng trong cách nấu cháo khoai lang, bạn sẽ trộn đều tất cả các nguyên liệu đã sơ chế xong gồm cho gà xay nhuyễn và khoai lang đã nghiền vào nồi cháo. Bạn điều chỉnh độ đặc hoặc lỏng của cháo bằng cách cho thêm một ít nước vào nồi. Bạn tiếp tục để lửa đều cho đến khi cháo có độ sánh rồi nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Vậy là bạn đã hoàn thành hướng dẫn cách nấu cháo khoai lang với thịt gà và có một món ăn cực kỳ thơm ngon khó cưỡng. Lưu ý, bạn có thể thay thế thịt gà bằng thịt bỏ để góp thêm phần đa dạng cho món ăn và đổi khẩu vị để đỡ nhàm chán.
Cách nấu cháo khoai lang với phô mai cực độc đáo
Hai nguyên liệu là khoai lang và phô mai tưởng chừng như không thể kết hợp được với nhau nhưng cách nấu cháo khoai lang sau sẽ cho bạn một món ăn cực kỳ sáng tạo. Món ăn đặc trưng bởi vị béo của phô mai và khoai lang sẽ cực kỳ kích thích vị giác. Để chế biến món ăn, bạn lần lượt thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Các nguyên liệu bạn cần có để chuẩn bị cho món cháo khoai lang nấu phô mai gồm có: 1 củ khoai lang, phô mai viên loại nhỏ, 1 nắm gạo trắng.
Bước 2: Khi các nguyên liệu đã sẵn sàng bạn cũng lần lượt xử lý từng loại nguyên liệu. Đối với khoai lang, mang đi gọt vỏ rồi rửa sạch với nước. Tiếp theo đó, bạn bỏ khoai vào nồi hấp chín. Trong khoảng thời gian này bạn tranh thủ vo gạo để cho vào nồi nấu chín nhừ. Lúc này, khi khoai đã chín bạn lấy ra khỏi nồi rồi dùng một chiếc muỗng tán sao cho thật mịn. Cho luôn phần phô mai viên vào trộn cho thật đều cùng phô mai.
Bước 3: Cuối cùng khi nồi cháo đã chín bạn cho phần khoai lang và phô mai đã trộn vào khuấy đều. Khi hỗn hợp đã hòa trộn đều vào nhau và cháo bắt đầu sánh mịn thì bạn trộn đều tay một lần nữa rồi tắt bếp.
Cách nấu cháo khoai lang và phô mai này đặc biệt thích hợp để các mẹ bỉm sữa cho trẻ ăn dặm bởi cách nấu không quá cầu kỳ nhưng lại có được món ăn với phô mai mà hầu hết các bé đều yêu thích.
Chi tiết cách nấu cháo khoai cá lóc nhanh gọn lẹ
Thêm một biến tấu mới trong cách nấu cháo khoai lang mà các bà nội trợ nên thử chính là kết hợp cùng cá lóc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thật kỹ cách nấu để cá không bị tanh giúp món ăn trọn vẹn hơn. Các bước để nấu món ăn này như sau:
Bước 1: Bạn cần có đầy đủ các nguyên liệu là 50 gam gạo, 1 củ khoai lang, 1 con cá lóc (nếu món ăn được thực hiện cho bé thì chọn mua 1 con cá nhỏ là đủ) và dầu ăn dành cho bé.
Bước 2: Bạn lần lượt thực hiện nấu chín khoai và nghiền nhuyễn, nấu gạo cho thật nhừ. Riêng đối với cá lóc, bạn hấp cá rồi lựa lấy phần thịt để nấu cháo.
Bước 3: Khoai và cá đều đã được sơ chế xong, bạn cho vào nồi cháo đang nóng trên bếp để khuấy đều hỗn hợp. Cuối cùng, bạn nêm gia vị theo khẩu vị của gia đình rồi tắt bếp. Riêng đối với món cháo khoai lang nấu với cá, bạn nên ăn ngay khi món ăn còn nóng vì khi món ăn nguội sẽ dễ có mùi tanh từ cá.
Một lưu ý đặc biệt cho cả ba cách nấu cháo khoai lang trên là bạn nên biết cách chọn khoai đúng để có được những củ khoai chất lượng nhất. Bí quyết dành cho bạn là nên chọn những củ có bề ngoài không quá trầy xước hoặc bị mẻ. Khi cầm củ khoai lên bạn thấy nặng thì đó là những củ khoai chắc và nên mua. Trong trường hợp bạn mua số lượng khoai nhiều mà chưa sử dụng hết thì bảo quản bằng cách để bình thường trong nhiệt độ phòng. Nhưng không nên để khoai quá lâu sau 1 tuần mới sử dụng.
Ngoài những cách nấu cháo khoai lang được hướng dẫn, bạn cũng có thể sáng tạo thêm một số công thức nấu ăn khác nhưng cần đảm bảo đúng khoa học. Trong đó, bạn đừng quên lựa chọn cho mình những củ khoai thật chất lượng để món chuẩn như mong muốn. Bạn cũng có thể tham khảo với hàng loạt các nguyên liệu luôn được đảm bảo và tin dùng của nhiều chị em nội trợ.