Rau ngổ khi được nhắc đến, chắc hẳn có khá nhiều người nghĩ rằng đây là một trong những loại cây thực phẩm thường được dùng làm gia vị trong chế biến món ăn. Tuy nhiên, nó còn mang hàm lượng giá trị rất lớn tốt cho sức khỏe con người. Những thông tin về cây rau ngổ cùng các lợi ích mà nó đem đến sẽ được chúng tôi cung cấp rau sạch chia sẻ đến bạn đọc qua bài viết sau đây.
Sơ lược về cây rau ngổ
Rau ngổ có tên khoa học là Limnophila chinensis và còn một số tên thường dùng khác là: ngổ hương, rau om, ngổ điếc …
Phân bố cây rau ngổ
Trước kia, loại cây này phân bố khá nhiều tại các nước khu vực Ấn Độ, Indonesia và phía nam Trung Quốc. Tại Việt Nam, rau ngổ cũng phát triển tại nhiều tỉnh thành, chủ yếu mọc hoang tại các khu vực mương máng hay ao hồ.
Cây rau ngổ phân bố ở khắp các tỉnh tại Việt Nam
Người dân thường thu hái, sử dụng loại cây này vào các việc như làm rau ăn sống, chế biến cùng món ăn hay làm thuốc đều được.
Mô tả cây rau ngổ
Là một loài cây sống ngập nước hay nổi, thân cây khá dài và phân cành nhiều, có đốt. Thân cây rau ngổ có hình trụ, có rãnh trên thân, cây không có cuống lá, lá mọc đối xứng và ôm trọn lấy thân, ở phía mép ngoài có răng cưa.
Hoa rau ngổ mọc thành cụm và được bao bọc bởi hai lá hình trái xoan có dạng tù. Hoa cái hay hoa lưỡng tính có màu lục và đều có khả năng sinh sản. Thời điểm ra hoa thích hợp nhất của rau ngổ thường dao động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Những thành phần dinh dưỡng có trong cây rau ngổ
Là một loại cây thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng khá cao. Đặc biệt, nếu muốn trồng rau ngổ cũng rất dễ dàng, bạn chỉ cần dăm cây xuống vùng đất ẩm là cây tự có thể phát triển được. Những hàm lượng dinh dưỡng trong cây rau ngổ bao gồm:
+ Nước (92,92%), khoáng chất (0,8%), lipid (0,3%), xenlulozo (2,0%), protein (1,5%), dẫn xuất không protein (3,8%).
+ Caroten, Vitamin B và C cùng các chất khoáng toàn phần (0,8%).
+ Trong cây rau ngổ khô có chứa: tinh dầu (0,2%), stigmastero (0,05%) cũng lượng nhỏ chất đắng endryn.
Thành phần dinh dưỡng trong rau ngổ được đánh giá khá cao
Những tác dụng của cây rau ngổ đem đến với sức khỏe người dùng
Với những hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao như vậy, cây rau ngổ đem đến những lợi ích gì đối với sức khỏe con người? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết nhé.
Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu
Người mang các bệnh chứng liên quan đến đường tiết niệu như: đau bụng dưới, vôi hóa, viêm đường tiết niệu, tiểu rắt hay phì đại tuyến tiền liệt … có thể sử dụng rau ngổ để hỗ trợ điều trị rất tốt.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiết niệu có thể dùng ngổ hương điều trị
Cách dùng như sau:
+ Chuẩn bị: Rau ngổ khoảng 40-60 gram, nước đun sôi để nguội, 1 thìa cafe muối
+ Tiến hành: Rửa sạch rau và để ráo nước, tiếp đến giã nhỏ và sử dụng máy xay sinh tố xay nhuyễn. Cuối cùng cho thêm nước sôi để nguội cùng muối để uống hàng ngày.
Chữa cúm, giảm ho hiệu quả
Những người hay mắc các bệnh cúm do thời tiết có thể sử dụng nước lá rau ngổ tươi sắc uống trong thời gian từ 10-15 ngày.
Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị 50 gram rau ngổ tươi cùng một ít muối bột.
+ Rửa sạch rau, để ráo nước và đem giã, vắt lấy nước cốt. Tiếp theo cho một chút muối vào và uống hàng ngày vào buổi sáng bạn sẽ thấy sự hiệu quả mà bài thuốc này đem lại.
Công thức sử dụng ngổ hương chữa cảm cúm, giảm ho khá đơn giản
Điều trị bệnh về gan
Các trường hợp bệnh nhân mắc chứng gan nhiễm mỡ có thể sử dụng rau ngổ kết hợp trong thực đơn bữa ăn hàng ngày hoặc theo công thức sắc nước rau ngổ uống như sau:
+ Chuẩn bị: 100 gram rau ngổ + 20 gram bạc hà
+ Tiến hành rửa sạch rau rồi đem đi phơi thật khô, tiếp đến đem sao vàng hạ thổ và sắc nước uống. Sắc rau cùng với lượng nước khoảng 100ml uống sau khi ăn no vào mỗi buổi tối. Hiệu quả sử dụng bạn sẽ cảm nhận được sau thời gian khoảng 1 tháng.
Hỗ trợ điều trị bệnh sỏi thận
Bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận có thể dùng rau ngổ tươi (khoảng 20 gram) đem rửa sạch, giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Tình trạng sỏi thận sẽ được giảm bớt sau một thời gian sử dụng.
Ngăn ngừa một số bệnh ung thư nguy hiểm
Một số trường hợp bệnh nhân bị ung thư dạ dày hay ở tuyến tiền liệt có thể dùng rau ngổ để hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Rau ngổ giúp ngăn chặn tế bào ung thư phát triển khá hiệu quả
Cách dùng như sau: Lấy 100 gram rau ngổ tươi + 50 gram lá non của cây hoàn ngọc rồi đem rửa sạch. Cho hai loại rau này đem giã nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt uống. Có thể cho thêm vào 1 giọt mật gấu nguyên chất uống vào thời điểm 12h đêm để tăng hiệu quả tác dụng. Thời gian dùng khuyến cáo nên duy trì khoảng 2 tháng.
Tính năng giải độc hiệu quả
Việc sử dụng rau ngổ thường xuyên trong các bữa ăn sẽ giúp cho cơ thể bạn luôn khỏe mạnh. Những loại mụn nhọt, chứng đầy hơi khó tiêu sẽ được giảm bớt do hiệu quả giải độc của loại rau bổ ích này.
Cách sử dụng như sau:
+ Chuẩn bị: Khoảng 100 gram rau ngổ + 100 gram tàu bạc hà tươi + nước sôi để nguội.
+ Tiến hành rửa sạch hai loại rau này và đem phơi khô, sau đó sao vàng hạ thổ ít nhất 3 lần. Cuối cùng sắc bạc hà cùng rau ngổ với nước trong khoảng 10 phút.
+ Sử dụng thời gian khoảng 1 tháng, liệu trình uống 5 ngày nghỉ 5 ngày vào mỗi buổi sáng trước khi ăn.
Điều trị ban đỏ, sưng tấy, vết thương ngoài da
Khi da bạn bị sưng tấy hay viêm nhiễm có thể dùng ngổ hương để giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương này.
Vết thương ngoài da có thể sử dụng rau ngổ đem giã và đắp lên
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng ngổ hương và dây vác tía (khoảng 20 gram) + măng sậy (10 gram), đọt mỡ tre (10 gram) thái nhỏ, trộn đều và sắc nước uống hàng ngày. Các vết ban đỏ sẽ giảm đi rõ rệt.
Hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp
Do có vị thơm, cay, tính mát nên rau ngổ có khả năng hỗ trợ giảm viêm, đau nhức, sưng tấy khá tốt.
Những người mắc bệnh xương khớp có thể sử dụng cách làm như sau: Dùng một nắm ngổ hương tươi, sau đó đem rửa sạch, giã nát và đắp vào vùng khớp bị sưng tấy rồi dùng gạc sạch quấn cố định lại.
Sau thời gian khoảng 1 tiếng tiến hành rửa sạch bằng nước ấm. Sử dụng bài thuốc này hàng ngày sẽ thấy công dụng giảm đau rõ rệt.
Điều trị rắn cắn
Một trong những tác dụng rất tốt của rau ngổ là điều trị rắn cắn trong những trường hợp cần rất gấp. Cách dùng như sau:
+ Sử dụng 20-40 gram rau ngổ phơi khô rồi sao vàng, sắc nước uống 4-5 lần liên tiếp.
+ Ngổ hương tươi (15-20 gram) kết hợp cùng kiến cò (25gram) đem giã nát rồi thêm khoảng 20-30ml rượu trắng. Sau đó đem chắt nước uống, bã dùng đắp vào chỗ rắn cắn khá hiệu quả.
Những lưu ý không thể bỏ qua trong quá trình sử dụng rau ngổ
Mang trong mình hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao, cây rau ngổ đang được khá nhiều người tìm kiếm để sử dụng tùy theo mục đích chữa bệnh hay bổ sung dinh dưỡng cho mình. Mặc dù vậy, trong quá trình sơ chế hay sử dụng rau ngổ người dùng cũng nên chú ý một số vấn đề sau đây.
Lưu ý trong quá trình sơ chế hay chế biến
Sau khi thu lượm ngổ hương, người dùng cần rửa sạch trước khi sử dụng. Do đây là một loại cây thảo mọc sát mặt đất, chính vì thế có khá nhiều vi khuẩn liên cầu (như streptococcus) có thể bám vào thân cây rau. Nếu không rửa sạch vi khuẩn sẽ theo đó vào cơ thể khá nguy hiểm.
Cần chú ý đến quá trình thu lượm, sơ chế rau ngổ trong khi sử dụng
Người dùng nên ngâm rửa rau ngổ cùng với nước muối hay thuốc tím … để có thể làm sạch rau tránh ngộ độc. Nếu đem chế biến ngổ hương thì cần đạt nhiệt độ >50oC mới đảm bảo được trứng giun sán sẽ bị tiêu diệt bám trên lá cây.
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra
Tuy chưa có một tài liệu chính xác nào nói đến tác dụng phụ gây ra bởi rau ngổ hương, người dùng cũng nên chú ý không nên lạm dụng quá nhiều loại cây thực phẩm này.
Đặc biệt, với các trường hợp sử dụng cho trẻ nhỏ điều trị những bệnh cúm, ho … bạn cũng cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để được tư vấn rõ nhất. Khi thấy bất kì một triệu chứng nào bất thường của cơ thể sau khi sử dụng rau ngổ hãy dừng ngay lại và nhờ đến sự tư vấn kịp thời của bác sĩ.
Những tác dụng phụ gây ra bởi rau ngổ chưa được chứng minh hay xác thực
Một số món ăn có thể được chế biến cùng rau ngổ
Việc bổ sung rau ngổ trong bữa ăn hàng ngày là rất tốt. Vậy nấu món gì cùng rau ngổ ngon miệng mà vẫn giữ được hương vị cùng giá trị dinh dưỡng có trong loại rau này?
+ Lươn om rau ngổ: Món ăn có vị lươn thơm ngọt kết hợp cùng ngổ hương thơm mát ăn kèm bún chắc chắn sẽ là món ăn bạn không thể bỏ quá.
+ Thịt bò xào rau ngổ: Món ăn này khá được ưa chuộng tại miền Nam. Chỉ cần một chút me, thịt bò, cà chua, lá diêu hồng, rau ngổ là bạn có thể hoàn thành món thịt bò xào ngổ hương để thưởng thức cùng gia đình rồi.
Qua bài viết chúng ta có thể thấy rau ngổ khá dễ sử dụng và hỗ trợ điều trị được nhiều loại bệnh đối với sức khỏe con người. Hi vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại rau thực phẩm này và sử dụng hiệu quả trong cuộc sống. Có thể tìm hiểu thêm về giá rau củ quả các loại Chúc các bạn sức khỏe và thành công!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.