Củ sắn (củ đậu) từ xa xưa đã được dân gian truyền tai nhau là một thực phẩm bổ dưỡng, có công dụng làm đẹp da rất hiệu quả. Thế nhưng đó chưa phải là tất cả. Với củ sắn, bạn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, không chỉ hấp dẫn, lạ miệng mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu rõ hơn về loại của này qua bài viết dưới đây nhé.
Củ sắn và những lợi ích không ngờ với sức khỏe
Thế giới tự nhiên luôn đem lại cho chúng ta những điều bất ngờ. Đặc biệt là giới thực vật, mỗi loại lại có hình dáng, đặc điểm, hương vị và lợi ích riêng. Với củ sắn cũng vậy, chúng không chỉ là một loại thực phẩm mà là vị thuốc, chứa nhiều lợi ích đối với sức khỏe.
Củ đậu tốt cho sức khỏe
Tác dụng làm đẹp của củ sắn
Một trong những tác dụng nổi bật nhất của củ sắn chính là làm đẹp da, trị nám và giảm cân hiệu quả. Đây cũng chính là lý do loại củ này luôn góp mặt trong danh sách thực phẩm lý tưởng đối với chị em phụ nữ. Từ xưa, củ đậu đã được xem như một thực phẩm vàng trong việc làm sáng và trắng da. Với hàm lượng nước dồi dào, củ đậu có khả năng làm cho làn da của chúng ta luôn căng mọng, tươi sáng, ngăn ngừa và loại bỏ vết thâm đen, tàn nhang, đẩy lùi nám.
Nếu bạn biết cách thì củ sắn cũng có thể sử dụng dưới dạng mặt nạ dưỡng ẩm. Tác dụng của mặt nạ này là tẩy tế bào chết, cung cấp độ ẩm cho da. Mỗi ngày, hãy đắp mặt nạ củ sắn khoảng 15 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch. Kiên trì thực hiện chắc chắn làn da của bạn sẽ có cải thiện đáng kể.
Không chỉ đẹp da, củ sắn còn hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả. Nếu như bạn đang lựa chọn các loại thực phẩm để thêm vào danh sách ăn kiêng thì nhất định không thể bỏ qua củ đậu. Loại rau củ tươi này nhiều nước, chất xơ và các chất dinh dưỡng, trong khi đó chứa rất ít calo. Những chất này sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế sự thèm ăn. Bên cạnh đó, ăn củ sắn có thể giúp kiểm soát tình trạng kháng insulin – nguyên nhân chính gây ra căn bệnh béo phì.
Củ sắn giúp xương và răng chắc khỏe hơn
Bên cạnh tác dụng làm đẹp thì củ sắn còn mang lại lợi ích đối với hệ xương và răng của chúng ta. Củ sắn là thực phẩm rất giàu phốt pho và kali. Đây là 2 dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng. Để tăng cường những dưỡng chất thiết yếu này, hãy bổ sung củ sắn vào chế độ ăn hàng ngày nhé.
Giúp xương chắc khỏe
Ngăn ngừa táo bón hiệu quả
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón chính là thiếu chất xơ. Trong khi đó, củ sắn lại chứa một hàm lượng lớn dưỡng chất này. Chất xơ có khả năng cải thiện chỉ số đường huyết, tác động tích cực tới chức năng của ruột. Vì vậy, ăn củ sắn thường xuyên có thể cải thiện tình trạng táo bón.
Tác dụng tốt với phụ nữ trong thời mãn kinh
Đến thời kỳ mãn kinh, chị em phụ nữ sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề. Muốn làm giảm những ảnh hưởng này thì cần phải kích thích tố nữ. Nổi bật nhất là chất phytoestrogen. Đây là chất có trong củ sắn. Do đó, để giảm tác động của thời kỳ mãn kinh, chị em nên ăn củ đậu hàng ngày với số lượng hợp lý.
Tốt cho dạ dày
Tác dụng tiếp theo của củ sắn chính là giảm tiết axit dạ dày. Củ sắn có chứa các chất giống như chất kiềm. Chất này có khả năng làm mát, giúp axit dạ dày thẩm thấu một cách nhanh chóng. Xét về mặt y học, nếu axit dạ dày cao thì sẽ gây ra các vết loét. Vì vậy, hãy nhớ bổ sung củ sắn vào chế độ ăn hàng ngày để bảo vệ sức khỏe dạ dày nhé.
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, cải thiện lưu thông máu
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, củ sắn là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin C. 100gr củ sắn có thể đáp ứng tới 40% axit ascorbic mà cơ thể chúng ta cần hàng ngày. Trong khi đó, vitamin C là một phần không thể thiếu của hệ thống miễn dịch, nó đóng vai trò kích thích tế bào bạch cầu, chống lại bệnh tật, ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, nấm gây bệnh. Bên cạnh đó, chất này còn có tác dụng vô hiệu hóa tác động của gốc tự do, chống ung thư cũng như các bệnh liên quan tới tim.
Lượng đồng, sắt trong củ sắn rất hữu ích trong việc bảo vệ, duy trì và cải thiện sức khỏe hệ thống tuần hoàn. Đây đều là những chất quan trọng của tế bào máu. Nếu thiếu chúng, cơ thể sẽ bị thiếu máu, hoạt động kém hiệu quả.
Khi ăn củ sắn nên lưu ý những điều gì?
Củ sắn tốt cho sức khỏe, đây là điều chúng ta không thể phủ nhận. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu ăn củ sắn không đúng cách có thể mang đến nhiều tác hại cho sức khỏe.
Cần lưu ý khi ăn
Tác hại khi ăn không đúng cách
Thực tế, rất nhiều người lạm dụng củ đậu để giảm cân. Củ đậu có thể giảm cân, nhưng sử dụng nó quá nhiều, không khoa học sẽ mang lại nhiều bất lợi. Trong củ sắn nhiều nước, chất xơ, nếu ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày dãn ra. Điều này đồng nghĩa với dạ dày tiết dịch nhiều hơn, rỗng hơn, tăng nhu cầu thèm ăn. Ăn nhiều củ sắn đặc biệt không tốt với người đau dạ dày, nó còn có thể khiến cho cơ thể chúng ta suy yếu đi. Nhiều vitamin, chất xơ nhưng không đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, chỉ ăn củ sắn để giảm cân sẽ khiến cơ thể thiếu chất.
Củ sắn có thể ăn được, nhưng phần lá và hạt của nó rất độc. Hạt của củ sắn chứa Roteno – chất dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, bệnh ngoài da. Nếu không may ăn phải hạt, sau khoảng 5 – 40 phút, bệnh nhân sẽ bắt đầu có những biểu hiện. Nếu triệu chứng nặng có thể dẫn tới tử vong trong khoảng 2 – 5 tiếng. Trường hợp kiểm soát tốt, triệu chứng nặng có thể hết sau khoảng 4 – 7 tiếng.
Nên kết hợp cùng các thực phẩm khác
Nên kết hợp củ sắn với những thực phẩm khác
Để giảm cân an toàn và chế biến đúng cách thì bạn nên kết hợp củ sắn với nhiều loại thực phẩm. Việc kết hợp chúng với thực phẩm nào thì còn phụ thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng cũng như chế độ ăn kiêng của từng người. Bạn có thể kết hợp củ sắn với thịt, cá, rau, nước sốt,… để chế biến thành những món ngon cho bữa cơm gia đình. Có thể kể tới một số món ngon như: Salad củ sắn, củ sắn kho thịt, củ sắn xào tỏi, chiên,… Hoặc xào với một số nguyên liệu như thịt bò, thịt heo.
Muốn đổi vị thì hãy thử dùng bánh tráng cuộn củ sắn bào sợi cùng tôm, cà rốt, thịt bò,… kèm nước chấm chua ngọt. Đặc biệt hơn, nem rán mà có củ sắn giòn, ngọt sẽ tăng hương vị lên rất nhiều đấy.
Bên cạnh những nguyên liệu thông thường trên, nếu muốn sang hơn thì hãy kết hợp củ sắn với cá hồi xông khói, nấu canh sườn củ sắn, cà rốt và nấm hương. Một món tốt cho người mỡ máu, cao huyết áp, món còn lại giúp cải thiện hệ xương khớp, giải nhiệt, giàu dinh dưỡng, giảm cân lành mạnh.
Một số phương pháp chế biến món ngon từ củ sắn
Có rất nhiều cách để chế biến loại củ này thành các món ăn hấp dẫn, mang hương vị chẳng kém “sơn hào hải vị”. Với củ sắn, bạn có thể ăn sống, làm món xào, món chiên,….
Ăn củ sắn sống
Nếu muốn ăn salad, hãy thêm củ sắn vào để tăng thêm hương vị cho món ăn. Loại củ này giúp tăng độ giòn, ngon và mọng nước. Hơn nữa, cách thực hiện cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần cắt củ sắn thành hình que, trộn cùng các nguyên liệu khác, rưới thêm chút giấm vào là có thể thưởng thức.
Bên cạnh salad rau thì salad củ quả cũng là gợi ý hoàn hảo dành cho các chị em. Củ sắn sống trộn cùng dưa leo, táo, nho,…. một món vừa đơn giản, vừa ngon vừa lành mạnh đúng không nào?
Hoặc đơn giản, nhanh chóng hơn thì bạn có thể gọt vỏ, cắt củ sắn thành lát mỏng, chấm muối ớt và ăn trực tiếp. Nó giống như một loại trái cây vừa giải khát vừa mang lại giá trị dinh dưỡng cao.
Salad củ đậu
Gỏi củ sắn ngon tuyệt
Món gỏi củ sắn sẽ hoàn hảo hơn rất nhiều nếu bạn thêm thịt bò hoặc cá hồi. Cắt nhỏ củ sắn thành miếng hình que, trộn cùng bắp cải cắt nhỏ, sợi cà rốt, giấm + nước cốt chanh + mật ong + dầu cải. Thêm chút gia vị như muối + tiêu + rau thơm vào là hoàn hảo rồi.
Món gỏi hấp dẫn
Các món ăn chế biến từ củ sắn
Củ sắn nướng: Cách làm củ sắn nướng vô cùng đơn giản. Đầu tiên bạn hãy lột vỏ, cắt thành hình khối, ướp cùng chút muối + dầu ăn + tiêu. Xếp củ đậu vào đĩa, cho vào lò nướng. Điều chỉnh nhiệt độ nướng giống với khoai tây (khoảng 200 độ C), nướng trong 15 phút. Củ đậu nướng sẽ có vị thơm rất lạ, vị cũng ngọt hơn bình thường.
Củ sắn chiên: Nướng và chiên là 2 cách chế biến rất lạ đối với thực phẩm như củ sắn đúng không? Thế nhưng hương vị của nó lại rất tuyệt vời đấy. Sau khi lột vỏ củ sắn, bạn cắt thành hình khối. Đặt dầu ăn lên bếp, đun nóng, cho củ đậu vào chiên tới khi ngả màu vàng nâu. Nêm thêm chút tiêu + muối + ớt trước khi thưởng thức nhé.
Củ sắn xào: Đây là cách chế biến được nhiều người áp dụng nhất. Bạn có thể xào củ đậu chung với các loại rau củ khác như cà rốt, đậu xanh, đậu hà lan,…Nếu thêm chút giấm gạo, nước tương hoặc dầu mè khi xào thì quả là “tuyệt cú mèo” luôn.
Món xào đưa cơm
Củ sắn hầm: Rất đơn giản, hãy cắt nhỏ củ đậu thành miếng hình khối, ninh cùng món súp mà bạn yêu thích. Để đạt được độ ngon đúng chuẩn, hãy thêm củ sắn vào khi món hầm gần chín.
Củ sắn nghiền: Bên cạnh món khoai tây nghiền thì củ sắn nghiền cũng là món ăn vặt khoái khẩu bạn không thể bỏ qua. Hãy lột vỏ, cắt sắn thành miếng, cho vào nồi, thêm chút muối, tép tỏi. Luộc cho tới khi củ sắn mềm, sau đó đổ nước đi, thêm sữa, bơ vào, khuấy đều cho tới khi thu được hỗn hợp sánh mịn.
Hy vọng những thông tin về củ sắn mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp quý độc giả có thêm được lượng kiến thức bổ ích. Để mua củ sắn cũng như các mặt hàng nông sản, các loại trái cây sạch, ngon, đảm bảo an toàn, mời bạn ghé thăm Công ty TNHH TM Nông Sản Thực Phẩm Đồng Xanh – Đơn vị chuyên cung cấp rau củ quả cho các đơn vị như nhà hàng, trung tâm tiệc cưới với mức giá hấp dẫn nhất. Nhanh tay đặt hàng để được nhận ưu đãi bạn nhé.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.