Mách bạn cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả ăn hàng ngày

Rau củ quả không chỉ là loại thực phẩm ăn hàng ngày mà còn đem tới những lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe. Chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày có tác động trực tiếp tới sức khỏe của chúng ta. Đối với những người bị huyết áp cao, để cải thiện tình trạng bệnh thì cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bài viết này, thực phẩm Đồng Xanh xin chia sẻ với bạn cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả.

Một số loại rau củ quả tốt cho người huyết áp cao

Trong thành phần của các loại rau củ quả chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Do đó, việc bổ sung những loại rau củ quả giàu dinh dưỡng có thể cải thiện tình trạng một số căn bệnh. Theo các chuyên gia, những người bị huyết áp cao nên bổ sung các loại rau củ quả dưới đây.

Rau nhút

Rau nhút được xem là loại rau tốt cho người huyết áp cao bởi trong thành phần của chúng có chứa chất polysaccharide. Chất này có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư và giúp hạ huyết áp. Bên cạnh đó, việc ăn rau rút thường xuyên cũng giúp thanh nhiệt, giải độc.

Rau nhút điều trị huyết áp cao

Rau diếp

Muốn chữa huyết áp cao bằng rau củ quả thì rau diếp cũng là một gợi ý hoàn hảo. Theo nghiên cứu, trong thành phần của loại rau này chứa hàm lượng Kali cao hơn 27 lần so với natri. Đây là một tỷ lệ có lợi cho cơ thể bởi nó giúp cân bằng nước, loại bỏ cặn bã, tăng sự bài tiết nước tiểu.Với tác động này, tính năng co bóp của những người mắc bệnh huyết áp cao sẽ được cải thiện.

Rau diếp là loại rau thường dùng để ăn sống, ăn kèm với các món canh. Do đó, khi ăn bạn cần chú ý lựa chọn loại rau sạch, không hóa chất, ngâm nước muối trước khi ăn để bảo vệ sức khỏe.

Rau cải cúc, rau cần tây, cải thìa

Cải cúc, cần tây và cải thìa là 3 cái tên luôn có mặt trong danh sách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả.

Cải cúc: Trong cải cúc cóc chứa nhiều hoạt chất, những chất này có tác dụng trong việc hạ huyết áp, tốt cho hệ tiêu hóa, giảm hàm lượng cholesterol.

Cần tây: Bên cạnh cải cúc thì rau cần tây cũng được xem như một loại thực phẩm được khuyên dùng đối với người mắc bệnh huyết áp cao. Bởi trong loại rau này có chứa nhiều vitamin P. Chất này có tác dụng tăng cường hiệu lực của Vitamin C. Chính vì vậy, bổ sung rau cần tây vào chế độ ăn hàng ngày có thể làm giảm mỡ máu và huyết áp. Hiệu quả của rau cần tây có thể thấy rõ rệt ở những bệnh tăng huyết áp nguyên phát, do thời kỳ mãn kinh, do mang thai, sinh nở,…. Bên cạnh đó thì rau cần tây còn có tác dụng bảo vệ mạch máu, chống tình trạng thiếu máu, giúp xương phát triển tốt.

Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng

Cần tây chứa nhiều chất dinh dưỡng

Cải thìa: Theo Đông y, cải thìa là loại rau có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Ăn rau cải thìa thường xuyên rất tốt cho người bị tăng huyết áp, viêm thận, van tim cũng như một số căn bệnh về huyết quản não.

Mộc nhĩ, nấm hương

Bộ đôi mộc nhĩ nấm hương vừa là những thực phẩm ngon, bổ dưỡng, vừa là vị thuốc, có tác dụng đối với một số căn bệnh. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả với mộc nhĩ và nấm hương.

Mộc nhĩ: Được xem là thực phẩm có lợi cho người bị huyết áp  cao, thiếu máu, mất ngủ, và băng huyết. Sở dĩ mộc nhĩ có tác dụng này là do trong thành phần của chúng có chứa nhiều kali, axit. Bên cạnh đó, chất keo trong loại thực phẩm này cũng có tác dụng hút đi chất cặn thừa trong cơ thể, loại bỏ ra bên ngoài qua đường tiêu hóa. Chất glucose purin trong mộc nhĩ giúp giảm nguy cơ tắc mạch máu não do tình trạng huyết áp cao.

Nấm hương: Chứa nhiều kali, natri và một số hoạt chất có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol trong máu, gan. Bên cạnh đó, nấm hương còn là thực phẩm rất tốt cho quá trình điều trị một số chứng bệnh xư tăng huyết áp, tiểu đường, xơ cứng động mạch.

Bổ sung nấm hương vào thực đơn

Bổ sung nấm hương vào thực đơn

Hành tây, cà tím

Nếu đang tìm cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả thì hành tây, cà tím cũng là những cái tên sáng giá.

Hành tây: Có tác dụng đánh tan tình trạng tắc mạch máu não, bổ sung canxi trong máu, góp phần làm giảm huyết áp hiệu quả. Bên cạnh đó, các chất có trong loại củ này cũng giúp giảm sức cản của huyết quản ngoại biên, góp phần ổn định huyết áp.

Cà tím: Là loại quả chứa nhiều Vitamin E, P. Những chất này có tác dụng tăng cường sức đề kháng, chống xuất huyết. Hơn nữa, chất kiềm trong cà tím cũng giúp phòng chống bệnh về van tim.

Cà chua

Nói tới các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nói chung và người bị cao huyết áp nói riêng thì không thể bỏ qua cà chua. Cà chua có tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp nhờ vào chất xeton. Bên cạnh đó, Vitamin C trong loại quả này cũng giúp huyết quản mềm, chống xơ cứng động mạch cũng như ngăn ngừa bệnh ung thư hiệu quả.

Rau bina

Bạn có biết, trong danh sách các loại rau củ quả nên ăn hàng ngày, rau củ quả tốt cho da, cho gan luôn có sự xuất hiện của rau bina? Nhưng bấy nhiêu là chưa đủ, rau bina còn được xem là “thực phẩm vàng” đối với những người huyết áp cao.

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người thường xuyên ăn rau bina hàng ngày với lượng 1.000 microgam chất Folate cải thiện tình trạng huyết áp cao tốt hơn so với người chỉ ăn lượng rau tương ứng với 200 microgam mỗi ngày.

Rau bina cải thiện huyết áp

Rau bina cải thiện huyết áp

Cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả dưới dạng nước ép

Nước ép cà chua: Uống 1 ly nước ép cà chua nguyên chất khoảng  200ml mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng huyết áp cao hiệu quả.

Nước dừa: Là loại nước giàu kaki, axit lauric. 2 chất này có tác dụng điều hòa huyết áp, tốt cho tim mạch.

Nước ép củ dền: Nên uống nước ép củ dền 2 lần/ngày vào sáng và tối để tăng cường sức khỏe, đối phó với vấn đề huyết áp hiệu quả.

Nước ép cần tây: Rửa sạch cần tây, giã nát sau đó ép lấy nước. Thêm chút mật ong, khuấy đều hỗn hợp, uống 3 lần/ngày.

Sữa đậu nành: Công dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều chỉnh  huyết áp. Nên uống sữa đậu nành pha đường, chia nhiều lần trong ngày.

Nước ép táo: Kali trong táo kết hợp với natri dư thừa sẽ đào thải chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp huyết áp duy trì bình thường. Theo các chuyên gia, mỗi ngày những người huyết áp cao nên ăn 3 quả táo hoặc uống 3 lần nước ép táo/ngày.

Nước ép táo tốt cho sức khỏe

Nước ép táo tốt cho sức khỏe

Nước ép lê: Có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho người huyết áp cao kèm triệu chứng chóng mặt, ù tai. Mỗi ngày nên ăn 1, 2 quả lê hoặc uống nước ép.

Nước ép dưa chuột: Tác dụng thanh nhiệt, giáng áp, tốt cho người huyết áp cao vào mùa hè. Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả với nước ép dưa chuột sẽ mang lại chuyển biến tích cực.

Nước ép nho: Chứa nhiều muối và kali, có tác dụng lợi niệu, giảm áp. Vì vậy nên uống nước ép nho hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh.

Nước ép cà rốt: Có nhiều chất xơ và các hoạt chất có lợi cho huyết áp. Theo các chuyên gia, mỗi ngày uống 100ml nước ép cà rốt, duy trì trong 1 tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Một số bài thuốc chữa huyết áp cao bằng rau củ quả

Bài 1: Cần tây hoặc cần ta, rửa sạch, xay lấy nước uống hoặc nấu canh ăn hàng ngày => Điều trị tăng huyết áp do âm hư, chóng mặt, đau đầu,….

Bài 2: Uống nước dừa xiêm vắt chanh => Điều trị tăng huyết áp do can hỏa vượng, chóng mặt, miệng khô,…

Bài 3: Ăn sống 2, 3 trái dưa leo mỗi ngày => Điều trị huyết áp cao do can hỏa, miệng khô, đầy bụng,…

Bài 4: Chữa huyết áp cao bằng rau củ quả với dưa hấu. Có thể ăn trực tiếp dưa hấu chín hoặc dùng nước ép dưa hấu => Điều trị tăng huyết áp do can hỏa, chóng mặt, tâm phiền, miệng khô rát.

Bài 5: Rau dền rửa sạch, luộc hoặc nấu canh, ăn trong nhiều ngày => Điều trị tăng huyết áp do can hòa, ù tai, đại tiểu tiện khó.

Bài 6: Dùng 40g đậu đen nấu chè hoặc cháo => Điều trị tăng huyết áp do âm hư, váng đầu, tiểu đêm.

Bài 7: Cà chua rửa sạch, ép lấy nước uống hoặc nấu canh => Điều trị tăng huyết áp cho âm hư, miệng khô, nóng trong.

Nước ép cà chua trị tăng huyết áp

Nước ép cà chua trị tăng huyết áp

Bài 8: Dùng 40g đậu xanh rửa sạch, nấu chè hoặc cháo => Điều trị tăng huyết áp do âm hư, ù tai

Bài 9: Dùng 40g đậu nành để làm sữa hoặc đậu hũ => Trị tăng huyết áp do âm hư, đầu bốc hỏa.

Bài 10: Uống nước mía vắt chanh, ngày 1, 2 ly => Trị tăng huyết áp do âm hư, miệng khô, tâm phiền.

Bài 11: Uống nước ép dâu => Trị tăng huyết áp do âm dương hư, ù tai, váng đầu, hồi hộp.

Bài 12: Nấu chè, cháo mè hoặc xay bột mè ăn => Điều trị tăng huyết áp do âm dương hư, hồi hộp, mệt mỏi

Bài 13: Dùng 100g củ cải luộc, xào hoặc nấu canh ăn hàng ngày => Điều trị tăng huyết áp do đàm thấp, đầy bụng, váng đầu.

Bài 14: 100g rau đắng rửa sạch, nấu canh hoặc ăn lẩu => Điều trị tăng huyết áp do đàm thấp, khó ngủ, mập phì, nặng đầu

Bài 15: Dùng trái dứa chín ăn tươi, xào hoặc nấu canh ăn hàng ngày => Điều trị tăng huyết áp do đàm thấp, chậm tiêu, váng đầu.

Bài 16: Dùng 100g hành tây luộc, xào, hầm hoặc xay lấy nước uống => Điều trị tăng huyết áp do đàm thấp, đầy bụng, tiểu không thông.

Bài 17: Dùng tỏi cây ăn hàng ngày, mỗi ngày 1,2 cây hoặc ăn 2,3 nhánh tỏi ngâm giấm.

Với bài viết tổng hợp cách chữa huyết áp cao bằng rau củ quả trên đây mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đã có thêm kiến thức và thông tin hữu ích vào cẩm nang thực phẩm tốt cho sức khỏe. Để cập nhật thêm các bài viết hữu ích khác, bạn hãy theo dõi website rau củ quả giá sỉ của chúng tôi thường xuyên nhé. Chúc bạn và gia đình sức khỏe, thành công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Báo giá call: 0936.68.52.68