Từ lâu, đinh lăng được xem như một loài thuốc quý, có khả năng chữa bệnh và làm đẹp rất hiệu quả. Đặc biệt, lá của loài cây này còn có thể kết hợp cùng với những thực phẩm khác để chế biến thành nhiều món ăn ngon. Nếu bạn chưa biết cách làm món ngon với lá đinh lăng cũng như tác dụng của loại cây này với sức khỏe thì hãy dõi theo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Thông tin chung về lá đinh lăng
Đinh lăng hay còn gọi là sâm dương, cây gỏi cá, có tên khoa học là Polyscias fruticosa L.Harras. Đinh lăng là loại cây cùng họ với nhân sâm. Danh y nổi tiếng của nước ta đã từng ví loại cây này như “cây sâm của người nghèo”. Cách ví này phần nào đã giúp chúng ta hiểu được công dụng tuyệt vời của nó đối với sức khỏe.
Phân loại đinh lăng
- Trên thế giới, đinh lăng được phân thành rất nhiều loài. Có thể kể tới một số loại đinh lăng phổ biến như:
- Đinh lăng lá nhỏ: Đây là loại phổ biến nhất tại nước ta
- Đinh lăng lá to: Hay còn gọi là đinh lăng ráng, tẻ. Lá đinh lăng của loại này to, dày hơn so với loại lá nhỏ.
- Đinh lăng lá tròn: Là loại lá đinh lăng dày, mép tròn có hình răng cưa
- Đinh lăng lá răng: Thường trồng làm cây cảnh, lá nở to.
- Đinh lăng lá vằn: Lá đinh lăng có hình cánh hoa
- Đinh lăng lá bạc: Là loại cây nhỏ, viền có màu bạc, trồng làm bonsai hoặc cây cảnh.
Có rất nhiều loại đinh lăng
Đặc điểm của cây đinh lăng
Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, phần thân nhẵn mịn, cao từ 0.8 – 1.5m. Lá đinh lăng là lá kép, xẻ 3 lần theo hình lông chim. Phần cuống lá nhỏ,dài và gầy, phiến lá đinh lăng hình răng cưa, đều, có mùi thơm. Hoa đinh của loại cây này có chùy ngắn, khoảng 7mm – 18mm, nhiều tán, có nhiều hoa. Nhị và tràng hoa 5, nhỏ, gầy. Quả đinh lăng dài, dẹt, dài khoảng 2 – 4mm, dày 1mm. Rễ cây cong cong queo, màu vàng nhạt, bên ngoài có màu trắng xám, nhiều lỗ nhỏ.Bộ phận thường dùng là rễ và lá đinh lăng.
Tác dụng của lá đinh lăng với sức khỏe
Lá đinh lăng chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể là 8 loại saponin oleanolic mới. Chính vì vậy, lá của loài cây này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa, bồi bổ cơ thể. Đây cũng là lý do mà lá đinh lăng được rất nhiều người ưa chuộng, thường dùng để ăn với không ít đồ ăn sống.
Bên cạnh đó, bộ phận rễ cây đinh lăng cũng chứa rất nhiều hoạt chất. Đặc biệt là vitamin và acid amin. Theo Y học cổ truyền, rễ đinh lăng có tác dụng lợi tiểu, giảm thiểu tình trạng đau nhức xương khớp, đau dây thần kinh, lợi sữa, bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược thần kinh, bổ khí, giải độc.Thậm chí, rễ đinh lăng còn được dùng để ngâm rượu với tác dụng bồi bổ, tăng tuổi thọ.
Đinh lăng có nhiều tác dụng với sức khỏe
Bài thuốc chữa bệnh phổ biến từ lá đinh lăng
Bài 1: Bồi bổ cơ thể
- Dùng 200g lá đinh lăng tươi, rửa sạch để ráo
- Hãm như lá trà, dùng nước uống hàng ngày.
Bài 3: Chữa tắc sữa
- Dùng 30g rễ đinh lăng khô, 1 củ gừng
- Rửa sạch rễ cây, gừng đập dập
- Cho các nguyên liệu vào sắc với nước
- Chia làm 2 lần uống, sử dụng trong ngày
Bài 3: Chữa dị ứng, nổi mề đay
- Dùng lá đinh lăng khô hoặc tươi.
- Sắc lấy nước uống trong ngày
- Sử dụng trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả
Bài 3: Chữa hen suyễn
- Dùng: Rễ đinh lăng + đậu săn + rễ dâu ta + nghệ vàng + bách bộ + rau cúc tần. Mỗi vị 10g. Gừng khô 5g, củ xương bồ 8g
- Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc lấy nước uống
- Ngày sắc 1 thang, chia làm 2 lần, dùng hết trong ngày
Bài 4: Chữa phong thấp
- 15g rễ cây đinh lăng + hà thủ ô + cỏ xước + huyết rồng + thiên niên kiện (mỗi loại 10g) + 15g quế chi
- Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần, dùng hết trong ngày
Bài 5: Chữa ho khan do phế nhiệt
- Rễ đinh lăng + lá xương sông + rau má + kim tiền thảo mỗi vị 20g;
- Mạch môn + cam thảo + tía tô mỗi vị 16g.
- Đại táo + trần bì + cát cánh mỗi vị 12g
- Mỗi ngày sắc 1 thang, chia 2 lần, sử dụng trong ngày
Bài 6: Giúp lợi tiểu
- Lá đinh lăng + kim tiền thảo + xa tiền thảo mỗi vị 10g
- Đem tất sắc lấy nước uống
Bài 7: Chữa đau thận
- Lá đinh lăng + rau ngổ + cây xấu hổ mỗi vị 40g
- Râu ngô + xa tiền thảo mỗi vị 20g
- Đem sắc uống thay nước
Bài 8: Chữa mất ngủ
- Tang diệp + lá đinh lăng mỗi vị 20g.
- Lá vông + liên nhục 16g + tâm sen 12g
- Sắc lấy nước uống
Bài 9: Trị mụn
- Lá đinh lăng tươi rửa sạch, để ráo, giã nhuyễn, thêm muối, trộn đều
- Đắp hỗn hợp lên phần da bị mụn, để trong khoảng 15 phút
- Rửa lại mặt với nước sạch
- Dùng 1 lần/ngày. Sử dụng trong 2 tuần để làn da được cải thiện
Bài 10: Làm trắng da
- Lấy lá đinh lăng đun sôi, dùng nước để tắm
- Ngâm mình trong nước lá đinh lăng từ 15 – 20 phút
Nước lá cây đinh lăng giúp đẹp da
Một số lưu ý khi dùng lá đinh lăng
Được mệnh danh là “cây sâm của người nghèo” bởi đinh lăng chứa nhiều chất saponin. Nếu dùng quá nhiều sẽ gây ra một số triệu chứng như tiêu chảy, buồn nôn và thậm chí là phá vỡ hồng cầu. Chính vì vậy, trước khi sử dụng cần tìm hiểu thật kỹ, chỉ dùng với liều lượng vừa phải, áp dụng đúng bệnh.
Nước lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người mắc bệnh về gan, thận, tiêu hóa, mất ngủ. Tuy nhiên, những người khỏe mạnh không nên dùng thay trà bởi nó sẽ gây ra một số ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nếu dùng nước lá đinh lăng để trị bệnh thì chỉ nên dùng vừa phải, không nên uống trong thời gian quá dài.
Trên thực tế, sản phụ là những người rất thích hợp để sử dụng lá đinh lăng. Bởi nó có thể giúp các chị em giải quyết được vấn đề kinh nguyệt, tắc sữa. Vậy với đối tượng là trẻ em thì sao? Bạn chỉ có thể dùng lá cây này ở ngoài da, phơi khô lá và để ở dưới gối. Và nên nhớ rằng, tuyệt đối không được cho trẻ em uống loại nước này. Bởi cơ thể trẻ em còn non nớt, chưa phát triển toàn diện. Nếu cho bé dùng nước lá đinh lăng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bé cũng như vấn đề tim mạch.
Một trường hợp nữa không được dùng nước lá đinh lăng chính là phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu.
Món ngon lạ miệng với lá đinh lăng
Lá đinh lăng không chỉ được dùng để chữa bệnh mà còn được xem như một loại nguyên liệu chế biến món ăn vô cùng hấp dẫn. Mùi thơm của lá đinh lăng kết hợp cùng một số loại thực phẩm khác sẽ tạo nên món ăn có hương vị vô cùng đặc biệt. Dưới đây là một số món ngon lạ miệng từ lá đinh lăng mà bạn không nên bỏ lỡ:
Món 1 – Canh lá đinh lăng nấu sườn non đậm đà
Lá đinh lăng kết hợp cùng sườn non vừa lạ miệng lại nhiều chất dinh dưỡng. Bị ngọt đậm đà của sườn non kết hợp với hương thơm đặc trưng của đinh lăng sẽ khiến cho món ăn trở nên hấp dẫn vô cùng. Hơn nữa, món canh này lại có cách chế biến vô cùng đơn giản.
Canh sườn đinh lăng thơm ngon
Chuẩn bị nguyên liệu
- 100gr sườn non
- 200gr lá cây đinh lăng non
- Gia vị: 2 muỗng hạt nêm + ¼ muỗng bột ngọt, ½ muỗng tiêu + đường.
- Củ hành khô
Cách thực hiện
Bước 1: Lá đinh lăng nhặt sạch, bỏ lá già, úa, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
Bước 2: Sườn non rửa sạch, cho vào nồi nước, thêm chút muối, luộc trong 2 phút để khử mùi. Sau đó để ráo, ướp cùng hành khô + muối + tiêu + đường. Để trong 15 phút cho sườn ngấm gia vị.
Bước 3: Cho một chút dầu ăn vào nồi, thêm sườn vào xào, thêm nước, đun sôi. Trong khi nước xương sôi bạn dùng muỗng hớt bọt để nước canh được trong.
Bước 4: Khi sườn chín thì cho lá đinh lăng vào, đun tới khi có mùi thơm của đinh lăng thì nêm lại gia vị, tắt bếp. Cho canh ra tô và thưởng thức.
Món 2 – Món cá kho lá đinh lăng
Bạn có biết, cá kho cùng đinh lăng là một sự kết hợp tuyệt vời? Mùi thơm của đinh lăng đã át đi mùi tanh của cá. Hương vị của cá hòa quyện cùng đinh lăng sẽ giúp các thành viên trong gia đình của bạn có được một bữa cơm đậm đà, khó quên đấy. Hãy bắt tay vào thực hiện món ngon này với các bước đơn giản sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá tươi
- Lá đinh lăng
- Gia vị: Nước mắm + nước hàng + bột ngọt + muối + tiêu
Cách thực hiện
Bước 1: Cá làm sạch, cắt khúc, ướp gia vị đã chuẩn bị trong 15 phút cho ngấm. Lá đinh lăng rửa sạch, cắt ngắn.
Bước 2: Đặt nồi lên bếp, thêm một chút dầu ăn, chiên qua cho se phần da cá. Sau đó thêm nước vào kho.
Bước 3: Khi nồi cá sôi, cho lá đinh lăng vào. Đun nhỏ lửa cho cá kỹ, không bị tanh. Khi nước cạn thì tắt bếp.
Món cá kho đinh lăng không hề tanh mà có mùi thơm hấp dẫn và rất lạ miệng. Nếu cá không tanh, lá đinh lăng không bị nát, gia vị vừa miệng tức là bạn đã thực hiện thành công rồi đấy.
Cá kho đinh lăng
Món 3 – Canh lá đinh lăng nấu tôm
Chuẩn bị nguyên liệu
- 100g tôm tươi
- Lá đinh lăng
- Gia vị: Muối + nước mắm + bột nêm + bột ngọt + tiêu
Cách thực hiện
Bước 1: Lá đinh lăng bỏ cọng và phần già, chỉ lấy phần lá non, rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ.
Bước 2: Tôm rửa sạch, giã nhỏ, ướp cùng tiêu + muối + nước mắm. Đun nồi nước sôi, cho tôm đã giã vào, vớt bọt cho nước trong. Nêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 3: Cho lá đinh lăng đã cắt vào nồi nước canh tôm, khuấy đều. Chờ nước canh sôi trở lại thì tắt bếp.
Canh tôm đinh lăng ngon ngọt
Món 4 – Cá chuối hấp lá gừng và đinh lăng
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1 con cá chuối ta
- Lá đinh lăng
- Lá gừng
- Xả
- Ớt
- 1 chai bia
- Gia vị: Dầu ăn + nước mắm + bột nêm + bột ngọt + tiêu
Cách thực hiện
Bước 1: Cá rửa sạch, đánh vẩy, khứa nhẹ vào thân cá. Đem ướp cùng muối + nước mắm + bột ngọt + tiêu. Để trong 15 phút cho cá ngấm gia vị.
Bước 2: Củ sả rửa sạch, đập dập. Lá gừng + lá đinh lăng rửa sạch, cắt khúc.
Bước 3: Lót sả đập dập vào dưới đáy nồi. Nhồi lá gừng và lá đinh lăng vào bụng cá. Phần lá còn thừa rắc lên mình cá. Cho thêm ớt tươi vào nồi.
Bước 4: Cho ½ chai bia vào nồi cá. Hấp trong 20 phút. Khi hấp để lửa nhỏ cho cá chín.
Món cá chuối hấp kết hợp đinh lăng và sả gừng
Lá đinh lăng rất tốt cho sức khỏe nếu chúng ta sử dụng đúng cách. Đặc biệt, qua bài viết này, hy vọng rằng “hội chị em” sẽ áp dụng các công thức với lá cây đinh lăng để thay đổi khẩu vị cho các thành viên trong gia đình của mình nhé.
Thực Phẩm Đồng Xanh chuyên Kinh Doanh rau quả giá sỉ tại TP.HCM nhận cung cấp Đinh Lăng sỉ đơn hàng 1 triệu trở lên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.